Đặc trưng ngành học tiếng Nhật tại Việt Mỹ

đặc trưng ngành tiếng nhật tại việt mỹ

1. Thực trạng đào tạo Nhật ngữ tại Việt Nam

Chương trình học tiếng Nhật ở các chương trình đại học, các trung tâm ngoại ngữ ở nước ta hiện vẫn dùng chương trình cũ (Mina no Nihongo), đã được soạn hơn 30 năm trước. Giáo trình Mina no Nihongo với triết lý dạy ngoại ngữ của những thập niên 70, tập trung dạy “kiến thức” về tiếng Nhật, giúp người học đi thi được các kỳ thi kiểm tra kiến thức, nhưng khó sử dụng được tiếng Nhật như một công cụ giao tiếp. Mặt khác, việc đào tạo ngoại ngữ đang được tiến hành một cách biệt lập, không gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, các tổ chức văn hóa Nhật Bản, thị trường lao động. Với cơ chế đào tạo như vậy, sinh viên ra trường tuy có bằng cấp nhưng khó cạnh tranh trên thị trường lao động.

Xem thêm:

2. Học phiên dịch tiếng Nhật tại Cao đẳng Việt Mỹ

Hòa nhịp cùng thế giới…

  • Năm 2001, Hội đồng Châu Âu công bố CEFR (The Common European Framework of Reference ), tức Bộ Chuẩn 6 cấp độ Năng lực ngoại ngữ (A1,A2,B1,B2,C1,C2), đưa ra một triết lý dạy ngoại ngữ mới để áp dụng trong nội bộ EU: chuyển việc dạy ngoại ngữ như là sự truyền đạt KIẾN THỨC sang huấn luyện NĂNG LỰC ngôn ngữ.
  • Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam áp dụng chuẩn 6 cấp độ này cho Việt Nam.
  • Từ hơn 10 năm trước, Japan Foundation (Tổ chức văn hóa giáo dục uy tín nhất Nhật Bản, nơi biên soạn giáo trình Mina no Nihongo 30 năm trước, và là nơi tổ chức kỳ thi năng lực Nhật ngữ 5 cấp độ: N5,N4,N3,N2,N1) cũng đã thiết kế “Bộ tiêu chuẩn giáo dục tiếng Nhật của Japan Foundation” (The Japan Foundation Standard for Japanese Language Education – JFS), đồng thời tiến hành xây dựng chương trình đào tạo Nhật ngữ mới tương ứng với JFS, thay thế giáo trình Mina no Nihongo cũ.
  • Hiện nay, chương trình này đã được áp dụng tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Ban Nha, Mỹ, Châu Âu, Brazil. Ở Việt Nam, Japan Foundation đã tổ chức giảng dạy tại trụ sở ở Hà Nội và Tp. HCM. Ngoài ra, Trung tâm Hướng nghiệp Việt Nhật ở ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Trung tâm Ngoại ngữ ĐHSP. TpHCM đã áp dụng chương trình này.
  • Cao đẳng Việt Mỹ dạy và học tiếng Nhật theo tinh thần mới đó.

3. Đặc trưng của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo tiếng Nhật nói trên do Japan Foundation thiết kế có những đặc trưng như dưới đây. Những điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu thử nghiệm của Japan Foundation.  

  • Thiết kế chương trình sao cho giáo viên dễ dàng dạy học theo những phương pháp giúp người học phát triển năng lực ngôn ngữ: phản xạ, tương tác, trò chơi. Trước hết, bộ giáo trình giúp giáo viên cho học viên liên tục phản xạ với tiếng Nhật, sau đó, giúp giáo viên tổ chức cho học viên tương tác với mình để hiểu những gì đã học ở giai đoạn phản xạ, tiếp đến, giúp phát triển năng lực người học lên một bậc mới thông qua trò chơi diễn tập – thực hành. Cuối cùng, giáo viên có thể hệ thống hóa những gì đã học thông qua mục giới thiệu về văn hóa Nhật Bản, bộ sách ngữ pháp cũng như bài tập.
  • Trong thực tế, các giáo viên của Trường đều cố gắng áp dụng các phương pháp này để giờ học trở nên thú vị. Tuy vậy, khi áp dụng các phương pháp này, giáo viên phải tự thiết kế học liệu tương thích. Nguồn nhân lực của Trường, vốn hạn chế về thời gian và năng lực, không thể thiết kế được cả một chương trình đào tạo một cách hệ thống và khoa học. Việc sử dụng chương trình do Japan Foundation thiết kế là một giải pháp tối ưu.
  • Người học không đi từ kiến thức chung đến thực hành, mà ngược lại, thực hành trực tiếp tiếng Nhật trước thông qua hai kỹ năng nghe và nói dưới sự hướng dẫn về kiến thức của giảng viên, cuối cùng, hệ thống hóa lại kiến thức, vừa dễ dàng thi cử theo kiểu truyền thống, vừa phát triển được năng lực ngôn ngữ thực tế.
  • Mỗi bài học đều gắn liền với việc truyền tải các giá trị của văn hóa Nhật Bản, giúp người dạy có thể vừa dạy tiếng Nhật vừa dạy các kỹ năng sống, giá trị sống, vốn văn hóa cho người học.
  • Phương pháp tương tác, phản xạ, trò chơi giúp lớp học trở nên sinh động: người học được làm việc, hoạt động, thực hành, giảng viên thực sự đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn, không đơn giản chỉ là người giảng kiến thức.
  • Xu hướng hiện nay của Japan Foundation là điều chỉnh Bộ chuẩn 5 cấp độ của Kỳ thi năng lực Nhật ngữ theo Bộ chuẩn 6 cấp độ này. Hiện nay, khi Kỳ thi năng lực Nhật ngữ vẫn chưa được sửa đổi, trong chương trình đào tạo này tại trường, chương trình Marugoto sẽ được tích hợp với Luyện thi kì thi năng lực tiếng Nhật, kì thi NAT Test.
  • Trong tương lai, khi kỳ thi năng lực Nhật ngữ được điều chỉnh phù hợp với Bộ chuẩn 6 cấp độ, những học viên theo học Marugoto sẽ thuận lợi hơn khi thi chứng chỉ mới của Nhật Bản.

Thầy Nguyễn Lương Hải Khôi

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 12/07/2017

Danh mục: Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại

Tags: japanese, phien dich tieng Nhat

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *