Phiên dịch viên tiếng Anh: “Ngôi sao” thời hội nhập (Kì 1)

Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới và hiện tại Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới như LHQ, WTO, ASEAN….Các công ty, tổ chức, cơ quan quốc tế sẽ tìm đến thị trường Việt Nam và họ luôn cần những phiên dịch viên giỏi. Khi xu thế toàn cầu hóa còn hữu dụng thì nghề phiên dịch viên sẽ vẫn là những ngôi sao “Đắt giá” của thị trường lao động Việt Nam.

Xem thêm :

Mặc dù vậy, gần đây có rất nhiều mối lo ngại về ngành học này khi trình độ tiếng anh của Việt Nam ngày càng tăng (top 5 Châu Á theo khảo sát của Tổ chức giáo dục EF Education First-Thụy Sỹ năm 2015). Từ đó, nỗi lo về cơ hội nghề nghiệp ngành phiên dịch tiếng anh là không hề nhỏ.

Tuy nhiên, những lầm tưởng đó xuất phát từ việc phần lớn mọi người chưa nhận thức được tính đặc thù và tầm quan trọng của ngành học đầy “hấp dẫn” này. Dưới đây Cao đẳng Việt Mỹ sẽ lý giải vì sao Phiên dịch viên tiếng Anh vẫn là những mục tiêu “săn đón” hàng đầu của các nhà tuyển dụng.

Tận dụng chuyên môn tiếng Anh để trở nên nổi bật trên thị trường lao động

1. Thách thức tạo nên khác biệt, khác biệt dẫn đến thành công
Hiện nay tiếng Anh không còn là một lợi thế mà đã trở thành kỹ năng “sống còn” trên thị trường lao động hiện đại. Từ đó đẩy cao tính cạnh tranh, tạo nên thách thức đầy to lớn cho các phiên dịch viên nhưng đó cũng chính là cơ hội để họ tỏa sáng, mang kiến thức, khả năng và màu sắc của riêng mình để dẫn đầu thị trường lao động. Trở thành nhân tố quan trọng, đắt giá cho nhà tuyển dụng.

Khó khăn trong việc tìm kiếm phiên dịch viên có những kiến thức chuyên ngành cần thiết.

2. “Đỏ mắt” tìm Phiên dịch viên phù hợp

Nguồn nhân lực trẻ có không ít người giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Hàng trăm thí sinh đạt điểm cảo trong các bài kiểm tra quốc tế như IELTS, TOEFL, TOIEC mỗi năm. Nhưng thực trạng thiếu phiên dịch viên vẫn là một vấn đề gây đau đầu cho nhà tuyển dụng. Cụ thể:

Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng việc đạt 6.5 IELTS không đảm bảo cho các ứng viên về trình độ, kỹ năng cần thiết cho từng công việc cụ thể mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Từ đó những phiên dịch viên có kiến thức trong nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng sẽ trở thành nguồn nhân lực đắt giá trong mắt nhà tuyển dụng

3. Đào tạo nhỏ lẻ, kỹ năng hạn chế

Sự thiếu liên kết giữa nhà trường và nhu cầu thực tế tao nên sự chênh lệch giữa trình độ sinh viên sau khi tốt nghiệp và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đáng báo động hơn khi sinh viên ngành viên dịch không có cả những kiến thức phiên dịch cơ bản, cụ thể:

Ông Phạm Ngọc Tân, Giám đốc giải pháp kinh doanh của Entrepreneur, cho hay: “Tôi đã tuyển 4 SV tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ của một trường ĐH tại TP.HCM, nhưng nhiều chỗ họ dịch trật lất, CMND, giấy khai sinh không dịch được. Trong khi đó có những từ ngữ đã được dịch sẳn trên mạng nhưng SV không chịu tìm hoặc không biết cách tìm. Đó là khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và thực tế”.

Hiểu được nhu cầu đó, Ngành Phiên dịch tiếng anh thương mại tại Cao đẳng Việt Mỹ được xây dựng trên nguyên tắc cung cấp đầy đủ những kiến thức và kỹ năng mang tính ứng dụng cao nhất để phát huy tối đa vào thưc tế. Từ đó mang lại lợi thế vượt trội về ngôn ngữ cho sinh viên của trường, đáp ứng đúng các yêu cầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 

(Còn tiếp)

Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi website, APC sẽ cập nhật thông tin Phần 2 của bài viết trong thời gian sớm nhất. 

 

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 07/08/2018

Danh mục: Phiên dịch tiếng Anh thương mại, Thông tin hướng nghiệp, Tin tức - sự kiện

Tags: APC, caodangvietmy, Phiendichtienganh

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *