Cùng gặp gỡ Filipino – giảng viên ngành Thiết kế thời trang để tìm hiểu về Thời trang bền vững

Đâu là nơi chúng ta bắt đầu tốt nhất khi bàn về “thời trang bền vững”?  tất nhiên là Trường học.

Ngành công nghiệp thời trang là trong những tác nhân lớn nhất góp phần làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. Đây không phải là tin tức mới mẻ gì. Nhưng các công ty đang cố gắng khắc phục vấn đề này. Ví dụ điển hình là: Các trường học thời trang.

 Tại một đất nước như Philippines, ở đây ô nhiễm từ rác thải nhựa đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Indonesia và Trung Quốc, điều này không có gì ngạc nhiên khi các trường học cảm thấy có trách nhiệm tham gia vào thời trang bền vững. Tại các trường thời trang như Học Viện Khởi Nghiệp Sáng Tạo: Thời Trang, Nghệ Thuật và thiết kế (ICE – FAD) và Đại học Mỹ Thuật và Ngành thiết kế tại Đại Học Santo Tomas (CFAD-UST) đã và đang có các hành động về việc chịu trách nhiệm này.

Vào Ngày 28 tháng 9, ICE-FAD giới thiệu thế hệ tài năng thiết kế mới. Các bạn đã được đào tạo kiến thức về thời trang bền vững bằng cách tái chế, “kinh tế tuần hoàn” là một trong các phương pháp mà họ giới thiệu với sinh viên của mình.

Trong cuộc thi, mỗi mảnh vải được làm ra bởi cắt và/hoặc tái sử dụng từ các quần áo cũ. Hầu hết chúng được may thủ công bởi các sinh viên với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ những giáo viên từ ICE-FAD

Irene Grace Subang, một giảng viên thời trang, nói:” với tư cách là một người giáo viên và một nhà thiết kế, tôi tin rằng trách nhiệm của tôi là truyền đạt tới học sinh mình về hiện tượng ô nhiễm toàn cầu mà ngành thời trang đang gây ra. Hãy cùng nhau thử nghiệm những phương pháp hợp lí mà có thể hướng tới sự bền vững, lâu dài, và tư duy, động viên họ cùng tôi vượt qua những thử thách như là những chiến binh thời trang bền vững.”

Irene đã có những bài giảng về thời trang bền vững tại các trường như ICE-FAD, và viện thiết kế SoFA, nhiều nơi khác nữa. Thử thách mà cô Irene vấp phải là quần áo vẫn còn đang sản xuất theo phương pháp truyền thống; khái niệm thời trang bền vẫn còn xa vời đối với hầu hết các nhà thiết kế, các nhà sản xuất cũng như đối với các nhà máy. Để đối phó với thử thách này, Cô phải làm các học sinh của cô ấy hứng thú bằng những thước phim và những buổi hội thảo về tính bền vững và cái giá mà ô nhiễm toàn cầu phải trả vì phân đoạn bán lẻ thời trang.

Sự lãng phí là điều không thể tránh khỏi, nhưng cô khuyến khích họ tái sử dụng những thứ bỏ đi thành một thứ gì đó đẹp đẽ. Ví dụ như True Cost, là một trong những bộ phim tài liệu mà cô ấy chiếu trên lớp học của cô, bộ phim tóm tắt tất cả những gì không đúng về cách chúng ta tiêu thụ và sản xuất quần áo.

Monina Tan-Santiago, CEO của ICE-FAD, chia sẻ suy nghĩ của cô ấy tại sao ICE-FAD lại đem thời trang bền vững vào chương trình giảng dạy. Cô ấy nói“chúng tôi quyết định đưa tính bền vững vào chương trình giáo trình, bởi vì ICE tin rằng để giúp giải quyết hoặc giảm thiểu khủng hoảng sinh thái, chúng ta nên bắt đầu từ nền giáo dục,”.

“với một tư cách là nhà giáo dục trong ngành công nghiệp thời trang, chúng tôi tin rằng chúng ta phải hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong việc giảng dạy các nhà thiết kế và doanh nhân tự khởi nghiệp về vai trò của họ trong việc giảm lượng khí thải carbon để đảm bảo một tương lai bền vững cho thế hệ sau.

Tuy nhiên, Monina nói rằng ngành công nghiệp thời trang ở Philippines, không chỉ riêng nhà thiết kế và các sinh viên, cần đón nhận việc thực hiện thời trang bền vững. Cô ấy nói thêm “Lượng hàng sẵn có và giá cả của các loại vải mang tính bền vững cũng là một trong các thách thức mà chúng ta phải đối mặt”.

Trong khi đó, Reah Benedicta Goodwin, giảng viên đại học tại CFAD-UST, cũng đã đấu tranh bảo vệ quan điểm về thời trang bền vững tại chính trường đại học của mình. “Tôi đã thấy tận mắt ngành công nghiệp này gây lãng phí như thế nào khi còn làm việc trong ngành ở Los Angeles nhiều năm về trước. Trước đó, rất ít người hay tổ chức nào quan tâm đến sự bền vững hay đạo đức trong ngành công nghiệp thời trang Thời điểm ấy cũng chính là thời kỳ đỉnh cao của thời trang nhanh, vì vậy người tiêu dung họ quan tâm nhiều hơn đến xu hướng, số lượng và sự đa dạng”.

Cô ấy nói thêm:“khi tôi trở về Philippines thấy sự xuất hiện ồ ạt của cửa hàng đồ cũ và rốt cuộc tôi đã nhận ra chúng đã xuất hiện từ đâu. Vào thời điểm đó tôi đang tái sử dụng nhiều quần áo của tôi

Tôi đã có dịp xen ngang một buổi khái niệm về việc tái chế khi tôi đang tham dự một sự kiện thời trang tự do tại UST CFAD. Tôi nhận thấy đây là một buổi họp mặt tuyệt vời để dạy những học sinh của chúng tôi cách để trở thành những nhà thiết kế có tránh nhiệm thông qua việc không chỉ quan tâm đến tính thẩm mỹ của thiết kế mà còn quan tâm đến các nguyên liệu của sản phẩm dùng để sản xuất có tác động đến môi trường và con người tới mức nào.

Như hầu hết các giảng viên khác tại ICE, Reah cho biết việc dạy khái niệm thời trang bền vững không phải không có khó khăn. Cô giải thích “ Thời gian chính là rào cản lớn nhất của tôi” . Cả thời gian để dạy một khái niệm lớn như vậy lẫn thời gian để theo dõi xem những gì tôi dạy các bạn này có đủ để các em vận dụng vào thực tế hay không ( tái sử dụng là một ví dụ điển hình ) Là một người hướng dẫn, tôi đo đạc sự thành công của một bài học không chỉ qua điểm số mà chính bằng việc sinh viên của chúng tôi vận dụng thực tế bài học đó như thế nào.

 Nguồn ( https://the-inkline.com/2019/10/14/how-fashion-teachers-in-the-philippines-are-talking-about-sustainability/?fbclid=IwAR0toofEyYJWL_h-rUYW-dqeCXGXyhud4c3Z2wenw7-DgCitXsWd-ugc2i0 )

——————–

Thông tin chi tiết Trường Cao Đẳng Việt Mỹ – American Polytechnic College (APC):

Cơ sở Trung Sơn:

  • Địa chỉ: Số 5-7-9-11 đường số 4, khu dân cư Trung Sơn, TP.HCM
  • Điện thoại : (028) 5433 6888
  • Hotline: 0938 90 5050 | 090 2858 550

Cơ sở Gò Vấp:

  • Địa chỉ: Số 1A Nguyễn Văn Lượng, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 7302 5888

Cơ sở Củ Chi:

  • Địa chỉ: 83A Bùi Thị He, khu phố 1, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3636 4983

Cơ sở Cần Thơ

  • Địa chỉ: 135P Trần Hưng Đạo, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
  • Điện thoại: (0292) 3832 045
  • Hotline: 0937 910 212

Các nhóm ngành đào tạo:

HỆ CAO ĐẲNG QUỐC TẾ ANH QUỐC:

HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY:

  • Nhóm ngành quản trị
  • Nhóm ngành biên – phiên dịch
  • Nhóm ngành công nghệ thông tin
  • Nhóm ngành sức khỏe
  • Nhóm ngành thiết kế

Facebook: Cao đẳng Việt Mỹ – American Polytechnic College

Email:

  • Phòng Tuyển Sinh: info@caodangvietmy.edu.vn
  • Phòng Đào Tạo: phongdaotao@caodangvietmy.edu.vn
  • Phòng dịch vụ sinh viên: dichvusinhvien@caodangvietmy.edu.vn

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 02/12/2019

Danh mục: Cao đẳng 9+, Thiết kế thời trang, Tin tức - sự kiện

Tags: American Polytechnic College, thiết kế thời trang, Trường Cao đẳng Việt Mỹ

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *