So sánh ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Có khá nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch. Cả hai ngành nghề này có cùng 2 từ “quản trị” lại có nét tương đồng về lĩnh vực nên khiến nhiều bạn phân vân. Vậy thực chất thì ngành 2 ngành này khác nhau như thế nào, có điểm nào giống nhau? Hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Xem thêm: 

Danh Sách Các Trường Đào Tạo Ngành Quản Trị Khách Sạn Tại Tp Hồ Chí Minh [2021– 2022]
Quản Trị Khách Sạn Thi Khối Nào, Xét Tuyển Tổ Hợp Môn Gì?

 

Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Đây là là 2 ngành nghề có nét tương đồng và cũng thiên về du lịch,  chăm sóc khách hàng, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ. Cụ thể hơn, với 2 ngành này, người ta sẽ thấy được những điểm giống nhau sau đây:

  • Học ngành một trong 2 ngành này có thể làm được một sốcông việc của nhau. Quản trị khách sạn có thể hướng dẫn du lịch ở vùng miền được cho các đoàn du lịch. Ngược lại học quản trị du lịch cũng có thể làm lễ tân, nhân viên buồng phòng,…
  • Hai ngành này được đào tạo những kỹ năng mềm khá giống nhau, đều được luyện về cách giao tiếp với khách hàng, cần phải có sự khéo léo bởi bạn sẽ tiếp xúc với những người có tính khách khác nhau.
  • Cả hai đều có thể thăng tiến lên làm vị trí quản lý một đội nhóm.
  • Cả hai ngành này đều có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài cũng như cần đến vốn ngoại ngữ.
  • Cả hai đều có liên quan đến nhau và nằm trong dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Kiểu dạng đi du lịch sẽ cần book phòng khách sạn.
  • Cả 2 ngành này đều có thể làm việc ở một số nơi giống như như khách sạn, nhà hàng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành, du lịch,…

Một vài điểm giống nhau trên đây chính là những điểm tương đồng của 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch. Vậy 2 ngành này có gì khác nhau, khác như thế nào, hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu tiếp dưới đây nhé.

 

Sự khác nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Giữa 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch, bạn có thể phân biệt 2 ngành này thông qua những công việc sau khi ra trường mà mỗi người theo học sẽ làm. Cụ thể:

 

Thứ nhất, công việc sau khi ra trường của ngành Quản trị khách sạn

Ngành Quản trị khách sạn được hiểu là bạn sẽ làm các công việc tổng thể trong việc duy trì, phát triển hoạt động của một khách sạn. Với những người theo đuổi ngành Quản trị khách sạn, sau khi ra trường các bạn có thể làm việc tại các vị trí như sau:

  • Lên kế hoạch để làm việc cụ thể và khoa học cho từng bộ phận nếu được thăng tiến lên vị trí giám, sát quản lý. Đồng thời thực hiện phân công và đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
  • Chuyên viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ của một khách sạn
  • Có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên thực hiện các chương trình về phát triển du lịch. Công việc này có thể tương đồng giống như khi bạn học quản trị du lịch.
  • Làm tổ trưởng bộ phận, làm quản lý bộ phận, điều phối nhân sự cho nhiều vị trí khác nhau như lễ tân hay buồng phòng.
  • Có thể tự mở kinh doanh khách sạn, nhà hàng
  • Thực hiện các công việc giảng dạy về nhà hàng, khách sạn,…

Nói chung các công việc của một người làm Quản trị khách sạn có đôi nét giống với người học Quản trị du lịch. Tuy nhiên với người học Quản trị khách sạn, bạn sẽ được thiên về điều hành, quản lý khách sạn nhiều hơn là du lịch.

 

Thứ hai, công việc sau khi ra trường ngành Quản trị du lịch

Nếu học về Quản trị du lịch, bạn ra trường có thể làm các công việc sau đây:

  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Điều hành các công việc liên quan đến du lịch như: Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, sự kiện, tổ chức và bán các sản phẩm liên quan đến du lịch.
  • Quản lý các công ty, doanh nghiệp lữ hành, du lịch
  • Quản lý, làm trường các bộ phận tại các công ty du lịch, lữ hành
  • Giảng dạy, nghiên cứu các kiến thức về du lịch.
  • Được đi du lịch tại nhiều nơi.
  • Làm lễ tân, buồng phòng ở khách sạn,…

Có khá nhiều công việc người học Quản trị du lịch có thể làm được và như bạn đã thấy ngành nghề này thiên về du lịch nhiều hơn, các chuyên môn đều sẽ được đào tạo thiên về du lịch. Hơn nữa, học du lịch sẽ coi trọng ngoại ngữ hơn nhiều so với học Quản trị du lịch.

Xem thêm: 

 

Vậy nên học Quản trị khách sạn hay học Quản trị du lịch?

Chắc có nhiều bạn đang thắc mắc cái này đây. Không biết học Quản trị khách sạn và học Quản trị du lịch thì cái nào lợi hơn?  Trả lời cho các bạn rằng, học ngành nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sở thích, đam mê của bạn thích ngành nghề thì theo ngành đó, thích sự ổn định, ít phải đi lại thì học Quản trị khách sạn, thích đi nhiều nơi có thể học du lịch.
  • Năng lực bản thân về sức khỏe, chuyên môn: Chẳng hạn du lịch cần sức khỏe nhiều hơn vì phải đi lại nhiều, khách sạn thì cần sức khỏe nếu phải tăng ca, trực đêm,…. Về chuyên môn, du lịch cần ngoại ngữ, sự hiểu về văn hóa vùng miền,…
  • Ngoại hình, chiều cao: Tuy cả 2 ngành đều cần ngoại hình, chiều cao nhưng du lịch sẽ cần hơn. Về Quản trị khách sạn sẽ thiên về phong thái chuyên nghiệp, lịch sự nhiều hơn.
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là như nhau, đều có thể lên vị trí giám sát, quản lý.

Trên đây chính là những sự so sánh về 2 ngành nghề mà bạn đang quan tâm, học ngành Quản trị khách sạn hay Quản trị du lịch bạn có thể căn cứ vào một số những thông tin trên nhé. Hy vọng bạn sẽ có quyết định sáng suốt cho mình.

 

Trên đây là những so sánh cơ bản về quản trị khách sạn và quản trị du lịch. Hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, trong phần chia sẻ này, Cao đẳng Việt Mỹ sẽ đi sâu hơn một chút về quản trị khách sạn vì có nhiều bạn gửi câu hỏi về cho chúng tôi rằng “Có nên học quản trị khách sạn không?”.

Tư vấn có nên học quản trị khách sạn?

Để giải đáp thắc mắc này thì ngoài những so sánh cơ bản trên, thì mình sẽ phân tích những công việc cụ thể, hướng phát triển, cũng như những thuận lợi và khó khăn của một nhà quản trị khách sạn. Từ đó bạn tự xem xét để theo đuổi đam mê của mình.

có nên học quản trị khách sạn

Sau khi tốt nghiệp quản trị khách sạn con đường của bạn khá rộng mở, bạn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như lễ tân, nhà hàng, buồng phòng, tổ chức, quản lý trị nhân sự, quản trị tài chính, marketing, … 

Khi mới tốt nghiệp

Tuy nhiên, khi mới tốt nghiệp tất cả các bạn đều phải bắt đầu từ những vị trí thất nhất như lễ tân, buồng phòng, … Vì sao lại như thế? Thông qua những công việc này các bạn sẽ nắm được cụ thể công việc trong khách sạn. Kết hợp với kiến thức đã được học, kỹ năng và tư duy của bản thân để thăng tiến, quản trị tốt hơn.

Như thế ở giai đoạn này, bạn cần có niềm đam mê với công việc, sức khỏe tốt, óc quan sát để học tập mọi thứ thật kiên trì. Có nhiều bạn rất ngại trải qua giai đoạn này vì rất vất vả, khó khăn. Tuy nhiên đây chính là những nền tảng cơ bản để bạn có thể phát triển bản thân trong tương lai.

Cơ hội khi mới ra trường của tất cả các sinh viên là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nếu muốn trở thăng tiến, thực sự trở thành một quản lý thực thụ thì bạn cần có năng lực thực sự.

Khi trở thành quản trị khách sạn

Một quản trị khách sạn tài ba sẽ kết hợp đầy đủ các yếu tố sức khỏe tốt, óc tổ chức, sự tinh tế trong quan sát, tài lãnh đạo, hoạt ngôn và thông minh. Đặc biệt là được đào tạo sâu về quản trị nhân sự, quản trị nhà hàng, marketing, trình độ ngoại ngữ tốt. Có kinh nghiệm nghiệp vụ giỏi, biết nhiều và am hiểu nhiều lĩnh vực phong phú. Khi đó nhà quản trị không chỉ là người quản lý và vận hành khách sạn mà còn là cố vấn, tham mưu cho giám đốc về hướng phát triển của nhà hàng, khách sạn.

Chính vì những đòi hỏi gắt gao này mà hằng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn. Nhưng cơn khát nguồn lực cao cấp trong ngành này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm cả trong và ngoài nước. Đây một mặc là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho nhiều bạn trẻ mong muốn làm việc trong mảng này.

Khi trở thành nhà quản lý thực thụ bạn có cơ hội làm việc trong những nhà hàng khách sạn đẳng cấp 5 sao không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Không ngừng được học hỏi và trau dồi kiến thức thông qua thực tiễn quản lý và khảo sát thị trường, những mối quan hệ với những người nổi tiếng, cấp cao không ngừng tăng, cơ hội đi đến nhiều nước trên thế giới để học tập cũng mở rộng, con đường phát triển là vô cùng tiềm năng.

Tuy nhiên để đạt được vị trí như thế bạn cần có năng lực tương xứng. Một quản trị nhà hàng khách sạn giỏi, cần có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, kỹ năng mềm tốt và đầu óc tinh tế, nhạy bén, chịu được áp lực cao và không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân.

Trường Cao Đẳng Việt Mỹ – American Polytechnic College (APC)

Cơ sở Trung Sơn:

  • Địa chỉ: Số 5-7-9-11 đường số 4, khu dân cư Trung Sơn, TP.HCM
  • Điện thoại : (028) 5433 6888
  • Hotline: 0938 90 5050 | 090 2858 550

Cơ sở Gò Vấp:

  • Địa chỉ: Số 1A Nguyễn Văn Lượng, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 7302 5888

Cơ sở Cần Thơ:

  • Địa chỉ: 135P Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
  • Điện thoại: (0292) 3.832.045
  • Hotline: 0937 91 0212

Email:

  • Phòng Tuyển Sinh: info@caodangvietmy.edu.vn
  • Phòng Đào Tạo: phongdaotao@caodangvietmy.edu.vn
  • Phòng dịch vụ sinh viên: dichvusinhvien@caodangvietmy.edu.vn

Tác giả: Quang - Ngày viết: 10/04/2019

Danh mục: Quản trị nhà hàng khách sạn

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    • Hằng Phạm đã bình luận:

      Chào em,

      Em cho lại trường số điện thoại nhé, số trên bị dư số trường không liên hệ tư vấn cho em được,

      Cảm ơn em,

      • Mỹ Hằng đã bình luận:

        em định học quản trị khách sạn , mà nhìu người nói khó xin việc, có người đưa vô mới dễ nên em cũng đắn đo, anh chị cho em lời khuyên đi ạ
        Em cám ơn!!