Vũ Minh Thảo “Con đường bất ngờ đến với Trường Cao đẳng Việt Mỹ và ngành Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại”

Một cô bé tỉnh Đăk Nông nhút nhát không có định hướng, bế tắc giữa việc chọn ngành nghề tương lai cho đến một sinh viên đầy tự tin, tài giỏi và xinh xắn của ngành Phiên dịch tiếng Nhật. Cô bé  là Vũ Minh Thảo, sinh viên ngành Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại, khóa 2017 Trường Cao đẳng Việt Mỹ. Cô vừa đạt được bằng (level) N2 của cuộc thi “Japanese Language Proficiency Test” (viết tắt là JLPT). Hôm nay, phóng viên Việt Mỹ chia sẻ cùng mọi người câu chuyện của bạn Vũ Minh Thảo về con đường đến với ngành Phiên dịch tiếng Nhật nhé.

Áp lực của năm học 12 trong việc chọn ngành nghề của cô gái tỉnh Đăk Nông

“Không có định hướng rõ ràng, không biết tương lai sẽ làm gì? luôn cảm thấy áp lực khi nghĩ đến việc chọn ngành nghề” là những vấn đề khúc mắc mà cô bé Vũ Minh Thảo phải trải qua khi còn là một học sinh lớp 12 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh Đăk Nông. Thảo đã phải cố gắng vượt qua những áp lực bằng cách liều lĩnh chọn Đại học Luật Hà Nội, mặc dù không thích nhưng cô vẫn phải chọn vì một phần do gia đình cô cũng muốn cô trở thành một Luật sư tương lai. Nhưng ngành nghề nào cũng cần phải có một chút gì đó gọi là đam mê mới có thể theo đuổi đến cùng được, do không có sự đam mê nên Thảo đã trượt từ “vòng gửi xe” khi thi vào trường Luật. Minh Thảo chia sẻ “Lúc ấy mình cảm thấy rất mệt mỏi với việc chọn ngành để theo học”. Gia đình của Thảo rất lo lắng và đã gợi ý cho cô học một ngôn ngữ thứ 2, Thảo lại một lần nữa tìm hiểu và thấy được hiện nay thị trường Việt Nam đang có rất nhiều công ty nước ngoài liên doanh, trong đó có Nhật Bản. Bỗng nhiên cô nhớ lại có một thời điểm cô rất thích những tập truyện tranh, phim truyện và đặc biệt là văn hóa nước Nhật, nhưng đành phải dẹp ngang bởi tầm quan trọng của kỳ thi THPT Quốc gia cần phải tập trung học và ôn thi. Cô cảm thấy vui vẻ hẳn và nhận ra “Ai cũng có một đam mê và sở thích của riêng mình, tại vì xung quanh có quá nhiều sự lựa chọn cho nên đam mê trước mắt mà mình không nhìn ra được”.

Trường Cao đẳng Việt Mỹ giúp Thảo tiến bước đến con đường Biên phiên dịch tiếng Nhật

Khi đã giải thoát được áp lực chọn ngành trong mình, Thảo bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu thật kỹ về Nhật ngữ và tìm kiếm các trường dạy tiếng Nhật, sau một loạt tìm kiếm và tham khảo nhiều nơi, Thảo phát hiện tại Tp. Hồ Chí Minh có Cao đẳng Việt Mỹ đào tạo chuyên ngành Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại. Sau khi nghe tư vấn thật kĩ về các chương trình học của ngành này như: Đạt được bằng cao đẳng chính quy khi chỉ học với thời gian 2 năm 8 tháng, bằng cấp có thể thoải mái liên thông đại học và chương trình học thực hành lên đến 70%, nghe đến đây Thảo không cần suy nghĩ nhiều nữa và quyết định chọn Cao đẳng Việt Mỹ là cầu nối giúp cô và Nhật Ngữ với nhau.

Nhiều khó khăn bỏ cuộc là chuyện không bao giờ nghĩ tới

Thảo chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất đối với mình là kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật. Do mình không có hoạt ngôn, ít nói chuyện cho nên mình ngại tiếp xúc với người Nhật, dù đã cố gắng làm những cách như coi phim, nghe nhạc nhưng vẫn không cải thiện được là mấy” Tình trạng này có rất nhiều bạn gặp phải khi học một ngôn ngữ thứ 2 khi không hoạt ngôn, dù các bạn đã cố gắng cải thiện qua việc xem phim, nghe nhạc nhưng khi nói chuyện với người bản xứ thì lại không hiểu hết nội dung của họ nói. Bởi vì người bản xứ họ quen với cách giao tiếp thông thường, họ nói không theo cấu trúc như mình đã học cho nên dù đã học rất nhiều trong sách nhưng kỹ năng giao tiếp vẫn yếu. Thảo cũng gặp phải khó khăn như vậy, nhưng Thảo đã không bỏ cuộc. Cô bé cố gắng tiếp xúc nhiều với người nước ngoài qua việc xin làm thêm ở một số nhà hàng Nhật, từ đó Thảo bé nhận ra rằng “Tại vì bản thân nhút nhát không nói chuyện với người nước ngoài chứ họ rất hợp tác và sửa sai phát âm mỗi khi mình nói sai”. Trải qua một thời gian dài, cho đến bây giờ kỹ năng giao tiếp của cô đã được cải thiện rất nhiều.

Sự kỳ diệu của giáo viên trường Cao đẳng Việt Mỹ đã giúp cô sinh viên Phiên dịch tiếng Nhật đạt được mục tiêu của mình.

Ở những học kỳ đầu tiên, cô chia sẻ “Mình cảm thấy rất nản khi mỗi ngày bị thầy “nhồi nhét” 16 từ Kanji vào đầu (Kanji là chữ Hán được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại rất quan trọng trong cuộc thi JLPT)”. Cho nên Thảo và các bạn khác trong lớp rất ghét khi phải học môn của thầy Hoàng Long. Cho đến khi cô vượt qua N5, N4 cuộc thi “JLPT” thì mới cảm thấy thán phục thầy hơn và hối hận trước những suy nghĩ ghét học môn thầy lúc trước. Cô chia sẻ “Sau khi kinh qua cuộc thi mình cảm thấy rất thán phục thầy Long bởi vì, nếu mình không bổ sung trước đủ lượng từ Kanji thì không thể vượt qua các vòng thi của cuộc thi JLPT. Vì khi thi, thời gian để mình ôn lại tất cả lượng kiến thức rất ít. Nếu mình đã bổ sung trước Kanji ngay từ đầu thì khi thi chỉ tập trung ôn ngữ pháp và từ vựng sẽ đỡ mất thời gian hơn và làm bài thi sẽ hiệu quả hơn”.

Thảo chia sẻ thêm một bí kíp ôn thi nữa là “Trong thời gian ôn thi, Thảo rất ít ôn từ vựng riêng và ngữ pháp riêng, thay vì vậy mình chỉ ôn mỗi phần đọc hiểu là nhiều vì khi ôn phần đọc hiểu, bạn đã gián tiếp bổ sung cho mình lượng từ vựng và ngữ pháp đáng kể. Cho nên Thảo vượt qua kỳ thi N5, N4, N3 không mấy khó khăn”.

Thanh xuân tuyệt vời tại một ngôi trường hạnh phúc.

Luôn cảm thấy tự hào và cảm giác an toàn khi học tại Việt Mỹ suốt 2 năm qua” là những gì mà cô bé Minh Thảo chia sẻ trong bài phỏng vấn. Bởi vì, Cao đẳng Việt Mỹ có những giáo viên ưu tú luôn quan tâm đến sinh viên và cộng đồng sinh viên vui vẻ hòa đồng xoay quanh những sự kiện mang tính gắn kết cực kì náo nhiệt. Thảo chia sẻ ấn tượng của cô “Có lần mình cảm thấy bất ngờ trước hành động của thầy Khang khi mỗi buổi học thầy gọi nhắc nhở mọi người đến lớp. Đối diện với thầy cô không bao giờ cảm thấy ngại ngùng bởi thầy cô rất dễ gần và dễ thương. Lúc mới bước chân vào trường sự nhút nhát đã khiến Thảo ngại tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, nhưng nhờ các sự kiện mang tính chất kết nối trong trường giúp Thảo tự tin hẳn, mối quan hệ ngày một rộng hơn”. Thảo trả lời phỏng viên với một nụ cười đầy hạnh phúc, chắc hẳn cô có một thời sinh viên đáng nhớ với những kỉ niệm hạnh phúc tại đây.

Giấc mơ hoa anh đào và niềm đam mê Nhật ngữ.

Trải qua bao nhiêu khó khăn và khổ luyện để nắm trong tay được bằng (level) N2 của cuộc thi “JLPT”, cô bé Minh Thảo muốn sử dụng những kiến thức mình đã cố gắng có được trong hơn 2 năm qua học tại trường để phục vụ cho giấc mơ đi làm việc tại Nhật của mình. Làm việc và tìm kiếm kinh nghiệm về lĩnh vực nhà hàng là những gì Thảo mong muốn khi đến xứ sở hoa anh đào. Cô chia sẻ “Bởi vì mình đã có cơ hội làm thêm ở các nhà hàng Nhật và cảm thấy rất thích, do đó mình muốn qua Nhật tiếp tục tìm kiếm kinh nghiệm ở lĩnh vực nhà hàng, quản trị dịch vụ ăn uống. Sau khi có đủ lượng kiến thức và kinh nghiệm tại Nhật, mình sẽ trở lại Việt Nam để có thể mở một nhà hàng nhỏ và tập trung vào ngành Phiên dịch tiếng Nhật chính của mình”. Cô bé với mục tiêu rõ ràng qua biểu hiện tự tin trên gương mặt của cô khi trả lời phỏng vấn cho phóng viên APC tin chắc giấc mơ đến xứ sở hoa anh đào của Thảo sẽ không còn xa.

Những lời khuyên của Minh Thảo cho các bạn tân sinh viên và các bạn đam mê tiếng Nhật.

Qua những lời chia sẻ đầy quyết tâm, Thảo không quên chia sẻ thêm một vài lời khuyên cũng như những kinh nghiệm cô đã trải qua trong quá trình học và đạt được bằng (level) N2.

  • Đầu tiên là khi tham gia cuộc thi về phần đọc hiểu, những từ vựng mình không hiểu thì cứ để qua một bên đừng quá tập trung và nghĩ đến. Điều đó thật sự rất vô ích, khiến mình mất thời gian hơn, thay vì vậy hãy đọc những gì mình hiểu trước và trả lời câu hỏi.
  • Thứ hai: là phần luyện nói, Thảo chia sẻ một cách học đó là “Shadowing”. Về cách học này thì hiểu đơn giản là khi bạn nghe một cụm câu nói hãy nghe nhiều lần cho thuộc. Đến khi bạn nghe câu hỏi là tự phản xạ trả lời không cần suy nghĩ nhớ từ vựng hay ngữ pháp.
  • Cuối cùng là vấn đề giao tiếp tiếng Nhật: để giao tiếp hiệu quả thì đầu tiên bạn phải tự tin, cố gắng nói chuyện với những người Nhật nhiều đừng sợ họ chê cười vì mình nói sai. Họ sẵn sàng sửa khi mình phát âm sai hoặc không rõ chữ, người Nhật rất dễ gần. Tất cả những kinh nghiệm này Thảo có được qua sự cố gắng trong hơn 2 năm qua, và có được chút thành quả đó là bằng (level) N2 trong cuộc thi đánh giá năng lực Nhật ngữ “Japanese Language Proficiency Test”.

“Tiếng Nhật rất dễ chán nản lúc đầu, có nhiều khó khăn khi bạn mới bắt đầu học nhưng chắc chắn khi bạn vượt qua những khó khăn đó thì về sau sẽ rất vui và thoải mái. Cố gắng lên nhé!” Thảo chia sẻ.

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 18/05/2020

Danh mục: Cựu Sinh Viên, Đời sống sinh viên, Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại, Tin tức - sự kiện

Tags: ngành Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế thương mại

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *