Giới thiệu tổng quan về ngành Quản trị khách sạn

10

03

I. Giới thiệu tổng quan về ngành Quản trị khách sạn

Chương trình đào tạo Cao đẳng “Quản trị khách sạn” trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như:  lễ tân, nhà hàng, buồng, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo cũng như kỹ năng giám sát và khả năng tạo lập, vận hành doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng . Đồng thời, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe và hoàn thiện các kỹ năng mềm nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.

II. Hình thức đào tạo

  • Hệ đào tạo: Cao đẳng
  • Hình thức đào tạo: Chính quy

III. Chương trình đào tạo:

  1. Thời gian đào tạo: 2.5 năm
  2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

    • Số lượng môn học: 41
    • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 86 tín chỉ
    • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2070 giờ
    • Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ
    • Khối lượng các môn học chuyên môn: 1635 giờ
    • Khối lượng lý thuyết: 446 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1189 giờ

  3. Nội dung chương trình:

IV. Chuẩn đầu ra:

 1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp

      –  Kiến thức:

  • Trình bày được những hiểu biết khái quát về ngành du lịch, tổng quan về du lịch và khách sạn nhà hàng;
  • Mô tả được vị trí, vai trò của lĩnh vực khách sạn nhà hàng trong ngành du lịch và đặc trưng của hoạt động và tác động của khách sạn nhà hàng về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;
  • Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn;
  • Trình bày được nguyên lý, quy trình quản trị nói chung, quản trị quá trình điều hành khách sạn, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị cơ sở vật chất và quản trị các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn như: lễ tân, buồng, ẩm thực…;
  • Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ phòng, nghiệp vụ nhà hàng, pha chế thức uống và chế biến món ăn…;
  • Mô tả được các quy trình quản lý của các bộ phận lễ tân, phòng, nhà hàng, bếp…;
  • Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;
  • Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;
  • Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;
  • Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
  • Nắm bắt được các thuật ngữ chuyên ngành và cấu trúc câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành trong các bộ phận của khách sạn;
  • Giải thích được vai trò và tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0  và cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng trong ngành nghề.

–  Kỹ năng:

  • Giao tiếp tốt với khách hàng, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại tất cả các vị trí của các bộ phận trong khách sạn như: bộ phận lễ tân, bộ phận buồng, nhà hàng hoặc bộ phận yến tiệc, hội nghị hội thảo …;
  • Chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
  • Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;
  • Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;
  • Thực hiện đúng quy trình quản lý tại các vị trí công việc của quản lý bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng theo tiêu chuẩn của khách sạn;
  • Quản lý nhân sự, tài sản, công cụ và tài chính tại các bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng theo đúng tiêu chuẩn qui định của khách sạn;
  • Thực hiện đánh giá năng lực và đào tạo nhân viên đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp;
  • Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
  • Lập được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn nhà hàng;
  • Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;
  • Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian hiệu quả;
  • Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;
  • Sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành trong giao tiếp tại các bộ phận trong khách sạn, bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

–  Chính trị, đạo đức:

  • Xác định được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam;
  • Xác định được các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật và văn hóa xã hội phù hợp với chuyên ngành như: Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường, Pháp luật trong kinh doanh, Luật kinh tế…;
  • Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật trong ngành nghề;
  • Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
  • Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
  • Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
  • Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc;
  • Có ý thức tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.

–  Thể chất, quốc phòng:

  • Mô tả được vị trí, ý nghĩa, tác dụng của Giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người nói chung, đối với người học nghề và người lao động nói riêng;
  • Thực hiện được các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh;
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

V. Cợ hội việc làm sau khi ra trường:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí việc làm tại các nhà hàng, khách sạn từ 1 sao đến 5 sao như sau:

  • Lễ tân;
  • Buồng;
  • Nhà hàng;
  • Kinh doanh – Tiếp thị;
  • Phụ bar;
  • Phụ bếp;
  • An ninh;
  • Quản lý lễ tân;
  • Quản lý buồng;
  • Quản lý nhà hàng;
  • Giám đốc khách sạn;
  • Giám đốc nhà hàng

 

 

Vui lòng để lại số điện thoại bên dưới để chúng tôi gọi lại tư vấn

Gửi bình luận