Tầm quan trọng của ngành học quản trị bán hàng trong doanh nghiệp hiện nay

Ông cha ta có câu “Thương trường như chiến trường” . Trong đời đại của chúng ta ngày hôm nay, chiến trường ấy càng trở nên khốc liệt bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên đất nước ta nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một lĩnh vực nói riêng. Hơn thế nữa khi sự hội nhập ngày càng được mở rộng thì cuộc chiếc không chỉ dừng lại trong khuôn khổ một quốc gia nữa mà là giữa các tập đoàn trên thế giới. Một bộ phận không thể thiếu trong công cuộc “chinh chiến” và  “xâm lăng” đó không khác hơn đó chính là đội ngũ bán hàng. Vai trò của người học quản trị bán hàng hiện đại cũng từ đó mà trở nên vô cùng quan trọng.

Xem thêm :

 

Bán hàng là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.

Một trong những lý do để kết luận rằng vị trí của ngành quản trị bán hàng là hết sức quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay phải kể đến yếu tố: “Bán hàng là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp”. Từ một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ cho đến những công ty đa quốc gia thì hoạt động duy nhất để có thể duy trì sự tồn tại đó chính là hoạt động quản trị kinh doanh phải đạt được hiệu quả, mang về được nguồn thu nhập qua hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Và cho dù ở hình thức kinh doanh là sản phẩm hay dịch vụ, ở loại hình công ty nhà nước hay công ty tư nhân đều rất cần sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đội ngũ bán hàng, của phòng kinh doanh. Cho nên, ở những ngành nghề khác, trong quá trình tìm việc sau khi tốt nghiệp, sinh viên đều bị ảnh hưởng của thị trường. Ví dụ như những năm gần đây tình trạng thừa nhân viên ở ngành tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông đang diễn ra gay gắt vì những tác động ngoại cảnh lớn như sự phát triển của công nghệ thông tin, sự thắt chặt hoạt động của ngân hàng thương mại từ phía nước…

Girls-Selling-Cookies

Riêng trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và bán hàng nói riêng, luôn cần những bạn trẻ năng động, đầy nhiệt huyết và yêu thích con đường kinh doanh. Trong một cuộc khảo sát các từ trang tìm việc làm JobStreet.com, các tuyển dụng đều cho thấy khả năng trong 5 năm tiếp theo những ứng cữ viên thuộc khối ngành kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu.

Có khả năng xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ.

Tiếp theo, khi đội ngũ bán hàng ngày càng phát triển thì vai trò của các nhà quản trị bán hàng được đặt lên hàng đầu. Vấn đề mà nhà quản trị sẽ phải đối mặt đó duy trì và phát triển các nhóm nhân viên bán hàng. Điều đó đòi hỏi ở nhà quản trị cần phải xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ. Hệ thống quản lý ấy dựa trên nhiều yếu tố kể đến như là: loại hình kinh doanh của công ty, văn hóa doanh nghiệp, tốc độ phát triển của thị trường…

Ngoài ra người làm quản trị bán hàng cần phải có thêm các kỹ năng khéo léo trong việc xây dựng mối quan hệ với nhân viên cũng như cấp trên, giữa các phòng ban với nhau – là mắc xích quan trọng trong sự kết nối các nguồn lực trong một công ty. Những yếu tố mà nhà quản trị bán hàng cần phải có như đã kể trên không phải trong một thời gian ngắn mà ta có thể có được. Một mặt nhà quản trị phải có môi trường cọ xát từ sớm để học hỏi kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu, một mặt khác phải có sự yêu thích với nghề mà mình đã chọn. Về thực tế, tương lai của ngành quản trị bán hàng luôn rộng mở vì khi nắm được vai trò quản lý sẽ nhanh chóng trở thành những nhân sự cấp cao của công ty hoặc thậm chí có thể tự quản lý doanh nghiệp của chính mình.

Kết nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài.

Trong một cái hình khác khách quan hơn từ phía khách hàng, đối tác, khi họ thấy sự hoạt động ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp của đội ngũ bán hàng của một công ty, họ sẽ dành nhiều hơn sự thiện cảm cũng như lòng tin đối với công ty ấy. Một sức mạnh mà nhà quản trị bán hàng nắm trong mình nhưng đôi khi lại bị bỏ qua đó chính là khả năng kết nối với các đối tượng khách hàng, người tiêu dùng cũng như đối tác. Bởi họ là người trực tiếp nhận các báo cáo tình hình kinh doanh từ nhân viên, nắm được tình hình cụ thể của từng thị trường, làm việc với nhiều đối tác, nhà cung cấp.

Quản lý bán hàng tại siêu thị

Tóm lại, bằng sự khéo léo trong quản lý và sự nhạy bén trong tiếp xúc với các đối tượng ngoài, nhà quản trị bán hàng đã tạo nên một sự kết nối vô hình giữ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Có thể thấu hiểu thị trường, thấu hiểu người tiêu dùng, nhà quản trị bán hàng đã có được một vai trò không nhỏ trong một công ty, tương lai sẽ là người đóng góp không nhỏ cho sự thành công của doanh nghiệp.

Đưa ra những quyết định mai tính chiến lược.

Ở mỗi thời kỳ nhất định, mỗi công ty đều cần đến những quyết định thay đổi mang tính chiến lược. Góp phần không nhỏ vào những quyết định đó đó chính là ý kiến của nhà quản trị bán hàng. Vì mỗi doanh nghiệp đều nhận thức rõ tầm quan trọng của nhà quản trị bán hàng – những người có ảnh hưởng lớn đến một công ty. Ví dụ như khi công ty muốn phát triển kinh doanh ở một quốc gia khác thì nhà quản trị bán hàng sẽ thể hiện vai trò ở việc quyết định xem đội ngũ bán hàng hiện tại đã đủ năng lực để phát triển kinh doanh ở một nơi như vậy hay chưa, bằng những khảo sát thực tế khách hàng ở khu vực mới này trong quá khứ đã có những phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty như thế nào, đối thủ cạnh tranh ở khu vực đấy ra sao…v.v. Bằng một cách nào đó, nhà quản trị bán hàng sẽ trả lời những câu hỏi vừa đưa ra và đóng góp ý kiến to lớn vào sự phát triển chung của công ty.

Phân hệ quản trị bán hàng

>>> Xem ngay: Học ngành quản trị bán hàng

Những lý do trên đã trả lời cho câu hỏi về tầm quan trọng của nhà quản trị bán hàng hiện nay. Sở hữu vị trí chủ chốt như thế thì không có lý do gì mức lương cho một nhà quản trị bán hàng không trên 1000$ như hiện nay, con số sẽ còn gia tăng theo số năm kinh nghiệm và hoạt động mạnh mẽ trong nghề nghiệp.

Tại BTEC mục tiêu chung mà hệ thống Trường chuẩn quốc tế mang lại cho các bạn sinh viên chính là các kiến thức, kỹ năng để đảm nhận các công việc quản trị bán hàng như Nghiệp vụ bán hàng, Quản trị chất lượng dịch vụ bán hàng, Quản trị chăm sóc khách hàng, Tổ chức sự kiện bán hàng,… Có khả năng nghiên cứu thị trường, Hoạch định và lựa chọn chiến lược bán hàng cho từng doanh nghiệp cụ thể.

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn giúp các bạn trẻ hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để hình thành năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động. Cơ hội thực tập và làm việc tại Hệ thống Doanh nghiệp đối tác là các Tập đoàn lớn Việt Nam và trên thế giới như Golden Gates, Trung tâm Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Tập đoàn Liberty…

Hãy học tập ngay từ hôm nay để ước mơ thành nhà quản trị của bạn nhanh chóng thành hiện thực.

 

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 23/08/2017

Danh mục: Quản trị bán hàng, Thông tin hướng nghiệp

Tags: học quản trị bán hàng, ngành quản trị bán hàng, người quản trị bán hàng, nhà quản trị bán hàng

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *