5 lời khuyên giúp bạn vượt qua cơn hoảng loạn & lo âu

Đoạn đối thoại có vẻ hơi thô lỗ với một số trong các bạn, tuy nhiên, tất cả những gì tôi muốn nói đến đó là khả năng giao tiếp với những kiểu suy nghĩ trong tâm trí của bạn thay vì nhượng bộ chúng. Nếu bạn nói càng nhiều với chúng, bạn sẽ thấy chúng rất sáo rỗng.

Tôi sẽ thẳng thắng chia sẻ cùng tất cả các bạn. Trong hơn hai năm qua, tôi đã phải đấu tranh với nỗi sợ hãi và lo âu trong cuộc sống, chính xác là tôi bị những nỗi lo âu, sợ hãi tấn công! Ban đầu, những nỗi lo âu ấy bắt nguồn từ những vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn như những việc mà tôi phải làm, những bổn phận hay những thử thách. Dần dần về sau, tôi có cảm giác rõ ràng, dường như chúng xuất hiện một cách tự nhiên mỗi khi tôi nghĩ đến chứ chẳng cần một lý do cụ thể nào cả.

Theo những gì tôi đã trãi qua (hầu như là những thử thách trong cuộc sống), nỗi lo sợ và bất an là căn nguyên của sự sợ hãi. Khi ai đó hỏi tôi về cảm giác khi đối mặt với sự hoảng loạn, tôi thường miêu tả chúng như một trạng thái căng thẳng quá khích. Trạng thái căng thẳng khiến đầu óc và cơ thể không thể thư giãn được.

Thậm chí ngay cả lúc cơn hoảng loạn có vẻ như đã thuyên giảm, thì cuộc sống của bạn cũng trở nên kém sắc đi rất nhiều bởi vì những trãi nghiệm của sự sợ hãi đã kéo dài quá lâu đã khiến bạn luôn mang một cảm giác rằng cơn khủng hoảng chỉ chực chờ tấn công bạn. Tôi chắc chắn mỗi người sẽ có những trãi nghiệm rất khác nhau về vấn đề lo sợ và hoảng loạn, nhưng dưới đây là 5 lời khuyên nhỏ mà tôi nghĩ rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn vượt qua những nỗi lo âu ấy.

Lưu ý: “Tôi đã thực sự vượt qua nỗi lo lắng?” Không! Sự thật khi tôi viết về vấn đề này, tôi chỉ muốn nhắc nhớ bản thân mình, để truyền cho bản thân thêm sự tự tin và không để tâm trí tôi bị cuốn vào vòng xoay của sợ hãi.

teen_anxiety

Dù nỗi sợ hãi có to lớn cỡ nào, thì nó cũng sẽ phải chấm dứt

Như tôi đã đề cập ở phía trên, khi bạn đã phải “sống chung” cùng nỗi lo âu, thì bạn sẽ luôn cảm giác như nó đeo bám dai dẳng bạn mãi mãi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cua cá nhân tôi, cũng như của nhiều người khác, thì sự thật là nỗi lo âu không bao giờ ngự trị mãi… đơn giản vì cơ thể bạn không cho phép chúng làm điều đó. Những hoang mang, tự nó thường không tồn tại lâu, đó là phản ứng lại khi chúng ta có khuynh hướng muốn chần chừ. Hãy tự nhắc nhở bản thân mình đang muốn làm gì, và muốn từ bỏ điều gì. Tại sao? Bởi vì bạn đang phải “giao tiếp” với nỗi hoang mang ấy, vì bạn vẫn có thể có được một số thứ từ những vấn đề hoang mang ấy, đồng thời vượt qua chúng. Điều bạn cần làm là nhận ra giới hạn của những nỗi lo âu, và tiếp tục bước đi. Bởi chỉ khi bạn chấp nhận sự tồn tại của nỗi sợ, thì bạn mới cảm thấy nó to lớn, bao trùm bạn (nhưng sự thật thì không, chúng chỉ tạo cho bạn cảm giác như thế). Vậy hãy xem giới hạn của chúng là bao nhiêu, và tận dụng năng lực của cơ thể bạn để có thể vượt qua.

Hãy làm bạn với tâm trí của mình, hơn là khiến chúng trở nên tên côn đồ chống lại bạn

Hầu như khi được hỏi nỗi hoang mang bắt nguồn từ đâu, mọi người thường đổ lỗi cho “tâm trí” của họ. Dần dần thành thói quen, chúng ta thường có khuynh hướng vu khống cho tâm trí chúng ta là nguyên nhân của nỗi sợ hãi, và thậm chí là nguyên nhân khiến chúng ta bị mất kiểm soát. Nhưng sự thật là chúng ta luôn kiểm soát trí não của chúng ta, và cách tốt nhất để có thể sử dụng những năng lượng để kiểm soát nỗi lo âu, hoang mang là hãy làm bạn với trí não của bản thân. Hãy sáng suốt nhận ra rằng trí não của bạn chỉ đang làm tròn vai trò tạo ra những nỗi sợ hãi mà bạn đang phải đối mặt. Đồng thời, hãy nhắc nhớ rằng chính chúng cũng làm nhiệm vụ giúp bạn thêm sáng tạo, hưng phấn, giải quyết những vấn đề khó khăn và còn hàng trăm nghìn việc tốt đẹp khác trong quá khứ, thế thì tại sao chúng ta không làm bạn với chúng ngay từ bây giờ?

Hãy thử quan sát và đối thoại với những suy nghĩ của tên chủ mưu “hoang mang”

Để giải thích rõ, tôi sẽ chỉ bạn một mẫu ví dụ cụ thể, đó là chuỗi đối thoại mà tôi đã nói chuyện với trí não của mình vài tuần trước khi tôi rơi vào trạng thái hoang mang. Tôi sẽ đặt tên cho sự lo âu của tôi là “Panic” và người đối thoại tên là Mark (cũng là tên của tôi).

Panic: Tao vẫn ở đây, tao biết chắc là mày cảm nhận được sự hiện diện của tao.

Mark: Uh, thì sao?

Panic: Mày có nhớ những nơi tao dẫn mày đi? Cảm giác vẫn còn mãnh liệt phải không?

Mark: Uh, và tao cũng nhớ cuộc sống ngắn ngũi của mày.

Panic: Đó là quá khứ rồi, ai dám chắc tương lai sẽ không có thay đổi? Có lẽ mày sẽ luôn cảm nhận được tao ở đây đồng nghĩa với việc tao chưa bao giờ biến mất và mày cũng không bao giờ đuổi tao đi đâu được cả.

Mark: Nhưng tao đã biết mày định làm gì với tao. Tao biết rõ điều ấy, và đâu là nơi mà điều đó sẽ dẫn tao đến. Tao cũng đã có kinh nghiệm trong vấn đề này nên tao nghĩ tao sẽ vượt qua được.

Panic:

Mark: Nếu mày thực sự muốn tao phải lâm vào tình trạng cũ một lần nữa, mày nên có một chiến lược mới, vì những đường lối cũ thì không thể dùng được nữa rồi!

Panic:

Đoạn đối thoại có vẻ hơi thô lỗ với một số trong các bạn, tuy nhiên, tất cả những gì tôi muốn nói đến đó là khả năng giao tiếp với những kiểu suy nghĩ trong tâm trí của bạn thay vì nhượng bộ chúng. Nếu bạn nói càng nhiều với chúng, bạn sẽ thấy chúng rất sáo rỗng.

Woman-having-panic-attack

Nếu như bạn đang bị thóp cổ, đừng ngại để vượt qua chúng

Vào lúc đó, điều ấy có vẻ như là điều tưởng tượng ghê rợn nhất nhưng nó thường là điều khả dĩ nhất mà bạn có thể thực hiện. Nếu bạn bị cơn lo âu tấn công, đừng ngại vượt qua chúng. Chọn lựa ngồi xuống và rớt lại phía sau hay đứng lên và bước đi cùng nó. Thử quan sát cách mà bạn có thể đối đầu với chúng, để xem xem bạn sẽ cần bao lâu để khắc phục việc ấy. Đừng đánh giá gì cả, nhưng hãy đối mặt với nó. Tôi nhận ra rằng bạn sẽ nhanh chống loại bỏ điều đó nếu bạn biết nhìn nhận hiện tại của bạn là gì. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy việc bạn ngồi suy tư hoặc hít thở đều sẽ giúp bạn rất nhiều.

Bạn không nên ôm đồm quá nhiều việc

Điều nhắc nhở này phù hợp cho hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống, tin tôi đi. Dù muốn dù không, bạn hãy tin rằng trong cuộc sống này, bạn không thể ôm đồm quá. Cũng lưu ý rằng tôi đang muốn nói đến những thử thách, cảm xúc và những trãi nghiệm. Theo quan điểm của tôi (và tôi chắc một số trong các bạn sẽ không đồng tình) đó là: chúng ta đang ngày một trưởng thành. Và điều đó không bắt đầu từ sự mụ mẫm. Do đó, chắc chắn rằng tâm hồn, cũng như bản thân chúng ta sẽ không cho phép chúng ta ôm đồm quá nhiều thứ. Và nếu như cuộc sống ném chúng vào bạn, như thế có nghĩa là ngay lúc này, bạn đã có những công cụ để bạn không chỉ vượt qua điều ấy, và đồng thời trưởng thành hơn với điều ấy. Đối mặt. Nắm bắt những thử thách, tự tin rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng để vượt qua mỗi khi bạn vướng phải vấn đề khó khăn.

 

 

Tác giả: Mark DeNicola

Chuyển dịch: Harry. H

*Độc giả có thể xem thêm chi tiết tại đây.

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 26/05/2014

Danh mục: Phát triển cá nhân - Trưởng thành, Training

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *