4 bí kíp thuyết trình chuẩn không cần chỉnh

Đã bao giờ bạn cảm thấy ám ảnh mỗi lần phải đứng trước lớp thuyết trình chưa nào?  Thế thì còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay 4 bí quyết giúp bạn thuyết trình một cách “chuẩn không cần chỉnh” nhỉ? Bật mí với các bạn là các bạn sinh viên ở Việt Mỹ luôn được rèn luyện kỹ năng thuyết trình rất nhiều thông qua các bài tập, dự án nhóm đó!

4 bikip thuyet trinh

1. Trình bày cấu trúc của bài thuyết trình ngay từ đầu để khán giả hiểu rõ ý tưởng của bạn

Không ai gây ấn tượng được với một bài thuyết trình lan man cả đúng không nào? Mục đích và lời văn của bạn phải được hướng cụ thể đến lợi ích của người nghe, nếu không họ sẽ chẳng quan tâm tí nào cả. Ngay cả khi bạn tạo ra một chủ đề được quan tâm, bạn sẽ mất khán giả một cách nhanh chóng nếu họ không thể theo được logic trong ý tưởng của bạn. Phác thảo cấu trúc của bài thuyết trình của bạn ngay từ đầu  giúp mọi người có thể theo dõi dễ dàng. Nghiên cứu đối tượng của bạn để đảm bảo chủ đề thực sự được quan tâm. Ngoài ra, để gây sự chú ý, bạn nên chuẩn bị một cái gì đó thật ấn tượng như video clip chẳng hạn, để thu hút sự chú ý của họ ngay từ đầu.

Kết quả hình ảnh cho presentation

2. Sử dụng sức mạnh của các con số

Nên so sánh thông tin cần truyền đạt với những gì đã được biết rõ và nhiều người biết. Đôi khi bạn phải linh hoạt trong tính toán một chút! Chẳng hạn như :“Nếu bị một chiếc xe đang chạy với tốc độ 70km /giờ đâm phải, nạn nhân sẽ trong tình trạng tương tự một người bị rơi từ tầng 6 của tòa nhà chúng ta đang ngồi xuống đất!” Tất nhiên đây là một ví dụ hài hước, nhưng thử tưởng tượng xem nào, có phải người nghe sẽ rất dễ hình dung nội dung chúng ta trình bày đúng không? Một con số lúc nào cũng có sức mạnh chứng minh hơn hẳn những lý luận mang tính cá nhân đấy!

Kết quả hình ảnh cho presentation

3. Thể hiện trạng thái tình cảm phù hợp với nội dung truyền tải

Một tin/một nội dung gây hứng thú: Hãy thể hiện sự nhiệt tình!

Một tin buồn? Thể hiện sự nghiêm trang, nghiêm túc.

Vấn đề này cần được lưu tâm không những khi bạn nói/trình bày mà cả khi chuẩn bị cho xuất hiện công chúng. Chính vì thế nên việc một nữ cán bộ cười trước ống kính trong khi nâng bảng ghi số tiền ủng hộ của công ty cho nạn nhân sập cầu lại gây nên nhiều chỉ trích như thế. Khi thuyết trình, bạn cần lưu tâm nhiều hơn về cảm xúc mình đề cập với người nghe và thể hiện nét mặt, điệu bộ phù hợp.

4. Tóm tắt lại những ý chính khi kết thúc bài thuyết trình

Sau buổi thuyết trình , người trình bày cần tóm tắt lại những nội dung chính của buổi hôm đó, nhằm mục đích giúp người nghe một lần nữa hệ thống lại những gì cần nhớ, và phần nào là quan trọng nhất, không những vậy nhờ có phần tóm tắt này mà  buổi thuyết trình tiếp theo sẽ hiệu quả hơn bởi tính logic của nó.

Đó là những bí quyết cực kỳ đơn giản để cải thiện phần thuyết trình của mình.  Hãy áp dụng ngay nếu muốn gây ấn tượng với giảng viên bạn nhé!

 

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 08/12/2016

Danh mục: Đời sống sinh viên, Phát triển cá nhân - Trưởng thành, Training

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC