Dân Công nghệ của Thời đại Công nghiệp 4.0

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” trở nên dần phổ biến và được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Vậy Công nghiệp 4.0 là gì? Và tầm ảnh hưởng của nó đối với nhân lực CNTT ở Việt Nam?

Dân Công nghệ của Thời đại Công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 là gì?

Trong suốt lịch sử nhân loại, thế giới đã chứng kiến những thay đổi lớn lao, nhờ vào ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Từ đó, con người đã có thể khám phá, không ngừng hoàn thiện và phát triển để cho ra đời những công nghệ mới, nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết thực. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học, thế giới đã và đang sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, hay còn được gọi là Công nghiệp 4.0. 

Bắt nguồn từ một dự án của chính phủ Đức, giờ đây cái tên “Công nghiệp 4.0” đã trở thành xu hướng nóng nhất hiện nay, khi các công nghệ được kết nối với nhau và cho ra đời nhiều nền tảng công nghệ mới, tạo nên sức ảnh hưởng lớn đến ba lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ. Các chủ đề về công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo AI, máy học Machine Learning, Inernet vạn vật IoT, v..v… nóng hổi hơn bao giờ hết, cho dù những xu hướng công nghệ này đã được ra đời từ cách đây hơn 10 năm.

Những điều tưởng chừng như không thể giờ đây đã trở thành sự thật. Rô-bốt do con người tạo thành với trí thông minh nhân tạo và khả năng tự học hỏi, đã có thể hỗ trợ con người hoàn thành các công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ hay làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Các dữ liệu giờ đây được lưu trữ trên các đám mây, tăng tính bảo mật cao hơn với mô hình mạng phân cấp.

Mặc dù Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam cũng đang diễn ra những thay đổi lớn. Các quy trình thủ tục của Nhà nước đang dần được trực tuyến hóa. Các mẫu xe tự động cũng như mô hình nhà thông minh đang được phát triển vượt bậc. Khi người dân dần đang chuyển sang điện thoại thông minh, với trợ lý ảo hỗ trợ tốt hơn với mọi nhu cầu. Hơn 65% dân số có thể dễ dàng truy cập Internet, và chỉ với một động tác họ đã có thể truy cập vào nguồn dữ liệu thông tin và giải trí đa dạng.

Nhân lực CNTT tại Việt Nam trong thời đại Công nghiệp 4.0

Có một điều chắc chắn rằng ngành CNTT sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Công nghiệp 4.0, với nền tảng dựa trên những tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, sự gia tăng nhân lực ở Việt Nam không thể theo kịp với tốc độ tăng trưởng của công nghệ. Từ nghiên cứu của VietnamWorks cho thấy số lượng việc làm trong lĩnh vực này đã tăng 47% vào cuối năm 2017, nhưng số lượng nhân viên chỉ tăng 8%.

Thêm vào đó, dựa trên báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu đến 70.000 chuyên gia CNTT. Con số này sẽ còn cao hơn nữa vào năm 2020, khi mà khoảng cách nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ được ước tính là hơn 500.000 người.

May mắn thay, vẫn có nhiều điểm sáng cho ngành công nghiệp CNTT. Theo VietnamWorks, số lượng doanh nghiệp công nghệ đã tăng 69% kể từ năm 2012, đặc biệt các công ty chuyên về phần mềm đã tăng nhanh đáng kể đến hơn 120%. Hơn thế nữa, nhu cầu về tài năng CNTT đã tăng lên theo cấp số nhân từ năm 2013 và được coi là cao nhất trong năm 2018 dựa trên các báo cáo về tuyển dụng.

Bên cạnh đó, các báo cáo của Navigos Search cho thấy nhu cầu đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao đã tăng gần 30% vào cuối năm 2017 và dự đoán sẽ tăng nhiều hơn vào năm 2018. Đây là tín hiệu lạc quan cho lực lượng lao động trong nước, đặc biệt là nhân viên muốn đạt được vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cao.

Nguồn: http://cafebiz.vn

Tác giả: Cao Đẳng Việt Mỹ - Ngày viết: 27/09/2018

Danh mục: Ngành Công nghệ thông tin - Ứng dụng phần mềm

Tags: American Polytechnic College, Công nghệ thông tin, Công nghiệp 4.0, Trường Cao đẳng Việt Mỹ, ứng dụng phần mềm

ĐỂ LẠI CÂU HỎI NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC

GỬI BÌNH LUẬN

Hãy bình luận/đặt câu hỏi cùng Cao Đẳng Việt Mỹ ngay nhé.
Thông tin của bạn sẽ không được hiển thị công khai.
Các trường bắt buộc được đánh dấu *